Phân biệt bệnh tiểu đường và cách chữa trị hiệu quả

0
470

Tiểu đường là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến nhất ở Việt Nam, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh tiểu đường gồm 3 loại chính là tiểu đường typ 1, typ 2 và tiểu đường thai kỳ 

Bệnh tiểu đường là gi ?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý mãn tính rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng nồng độ đường (glucose) trong máu tăng cao. Nguyên nhân là do thiếu hormon kiểm soát đường huyết Insulin tương đối hoặc tuyệt đối.

Theo số liệu thống kê ước tính của Bộ y tế thì số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam hiện nay đã lên đến gần 4 triệu người, mỗi năm tỷ lệ tăng trung bình là 5,5%. Và đến năm 2040 Việt Nam được dự báo có hơn 6 triệu người mắc bệnh.

Tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường là có một trong những yếu tố sau đây:

+Đường huyết lúc đói lớn hơn 7mmol/L (126 mg/dL) ít nhất qua 2 lần thử.

+Đường huyết ngẫu nhiên lớn hơn 11,1 mmol/L (200mg/dL) ít nhất qua 2 lần thử.

+Chỉ số HbA1c lớn hơn 6,5%

Bệnh tiểu đường hiện nay bao gồm 3 loại chính là tiểu đường typ 1, typ 2 và tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường typ 1

Bệnh tiểu đường typ 1 là tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối do tế bào Beta đảo tụy bị tổn thương và mất chức năng tiết hormon. Đây là một bệnh lý nặng thường xuất hiện ở người trẻ tuổi ( thường dưới 30 tuổi ).

[​IMG]

Xem thêm: BoniDiabet mua ở đâu chuẩn Canada

Bệnh thường do nguyên nhân rối loạn tự miễn gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường trong máu.

Bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột, cấp tính với nhiều triệu chứng xuất hiện rầm rộ như tiểu nhiều, khát nhiều, gầy nhiều… Bệnh nhân đái tháo đường typ 1 bắt buộc phải được điều trị bằng Insulin.

Tiểu đường typ 2 

Đây là tình trạng bệnh lý liên quan đến kháng Insulin và rối loạn tiết Insulin thường gặp ở người lớn tuổi ( trên 30 tuổi ). Bệnh thường khỏi phát từ từ, âm thầm rất khó phát hiện sớm và thường chỉ nhận biết khi có những dấu hiệu bất thường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không thừa cân có biểu hiện giảm tiết insulin là chính, ngược lại đái tháo đường týp 2 có béo phì thì tình trạng kháng insulin lại là chính.

+Rối loạn tiết insulin: Khi mới bị đái tháo đường týp 2 thì insulin có thể bình thường hoặc tăng lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương xứng với mức tăng của glucose máu. Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ trở nên giảm sút hơn.

+Kháng insulin: là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin. Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên khả năng cao là do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích, giảm số lượng thụ thể insulin, có kháng thể kháng thụ thể insulin.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai của phụ nữ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormon khi mang thai làm giảm sự nhạy cảm của insulin với tế bào.

Tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát với chế độ ăn và luyện tập khoa học, nhưng nếu đường huyết tăng cao kéo dài thì người mẹ cần được tiêm insulin.

Thông thường tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp tiến triển thành tiểu đường typ 2.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.